a
Trường THPT Lục Ngạn 2
a
Buổi tuyên truyền về ngày giỗ Tổ Hùng Vương, truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam

Buổi tuyên truyền về ngày giỗ Tổ Hùng Vương, truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam

  • 11/04/2016
TUYÊN TRUYỀN VỀ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG, TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC • Ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ 10/3” Trong lịch sử Việt Nam, những người có công lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc đều được nhân dân ta tôn thờ và nhớ ơn. Một trong những ngày kỉ niệm mà nhân dân từ Bắc chí Nam và đã có từ ngàn xưa đến nay là ngày giỗ Tổ Hùng Vương Hùng Vương còn được gọi là vua Hùng, đây là vị vua đứng đầu nhà nước Văn Lang,nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Nói về nguồn gốc của Vua Hùng, chúng ta được nghe trong truyền thuyết “ Con rồng cháu Tiên “ viết rằng: Lạc Long Quân vốn là giống Rồng lấy Âu Cơ là giống Tiên sinh ra một bọc 100 trứng, sau nở ra 100 người con trai, sau này họ chia 50 người theo cha xuống biển, 50 người theo mẹ lên non chia nhau ra cai quản vùng đất rộng lớn. Người con trai cả theo mẹ lên non được tôn là vua Hùng đứng đầu nhà nước. Hùng Vương là triều đại sơ khai đầu tiên trong thời kỳ dựng nước của dân tộc ta. Dựa vào các tài liệu nghiên cứu khoa học thì vương triều này được thành lập khoảng thế kỉ thứ 7 trước công nguyên, tồn tại đến khi Thục Phán An Dương Vương lên thay (năm 208 TCN). Trong thời gian tồn tại của vương triều đã trải qua 18 đời Hùng Vương. Nhà nước Văn Lang của vua Hùng còn đơn giản sơ khai: Đứng đầu bộ máy nhà nước là vua hung, giúp việc cho vua là Lạc Hầu, Lạc Tướng, cả nước chia thành 15 bộ do lạc tướng đứng đầu, dưới bộ là xóm làng (chiềng, chạ) do Bồ Chính đứng đầu. Thời kì Hùng Vương là giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc, chính thời kì này đã xây dựng nên nền tảng của dân tộc Việt – Nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước Việt Nam. Đã từ lâu nhân dân ta lấy ngày 10/3 (âm lịch) hàng năm là ngày giỗ Tổ (Quốc giỗ) và cùng nhau trảy hội về đền Hùng (Phú Thọ) – trước là kinh đô của nhà nước Văn Lang để tưởng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên của dân tộc việt Nam theo đúng đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Và cùng chính tại nơi đây sáng ngày 19/9/1954 chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp gỡ, nói chuyện với trung đoàn thủ đô trước khi về tiếp quản Thủ đô 10/10/1954. Bác nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Ngày nay chúng ta được sống trong hoàn cảnh đất nước thái bình mỗi người dân Việt Nam, thế hệ trẻ chúng ta càng tự hào và cần phát huy hơn nữa để xứng đáng với những gì ông cha ta đã dầy công xây dựng và bảo vệ. • Truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Dựng nước và giữ nước là nội dung cơ bản, xuyên suốt toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam. Kể từ khi hình thành Quốc gia, dân tộc đến nay trải qua hang ngàn năm nhân dân ta đã kiên cường bền bỉ chống lại các thế lực ngoại xâm đô hộ để giải phóng và bảo vệ tổ quốc. Trên thế giới có dân tộc nào như dân tộc Việt Nam, trong mấy ngàn năm lịch sử đã có hơn 100 năm phải trực tiếp cầm vũ khí chống giặc ngoại xâm. Từ khi thành lập đến nay, dân tộc ta phải trực tiếp kháng chiến suốt 13 thế kỉ, trong đó có khoảng 100 cuộc khởi nghĩa quy mô lớn và hơn 10 cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc. Thời kì cổ đại, trung đại các triều đại phong kiến phương bắc xâm lược, thống trị nước ta, khi chúng ta giành lại nền độc lập chúng lại tiếp tục âm mưu bành chướng âm mưu xâm lược của mình. Đến thời kì cận, hiện đại dân tộc ta phải đương đầu với đế quốc đầu sỏ như: Pháp, Nhật, Mĩ. Khi bị xâm lược nhân dân ta ở mọi thời đại của lịch sử đã không khuất phục, luôn sãn sang cầm vũ khí chiến đấu, bảo vệ tổ quốc, làm nên những chiến thắng vang dội trong lịch sử như: Bạch Đằng, Chi Lăng, Ngọc Hồi Đống Đa, Xương Giang, Điện Biên Phủ, Chiến dịch Hồ Chí Minh… Nguyên nhân của những thắng lợi lịch sử đó là do: Nhân dân ta có một long yêu nước nồng nàn, luôn đoàn kết, quyết tâm trong chiến đấu, cộng với sự chỉ huy tài giỏi của tướng lĩnh muôn đời, với nghệ thụt quân sự độc đáo, cộng với sự giúp đỡ to lớn từ bên ngoài… Trong suốt lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã đánh bại những kẻ thù hùng mạnh, tàn bạo nhất nhưng trong hoàn cảnh ngày nay, thế giới vẫn còn xung đột, chiến tranh, khủng bố với những âm mưu chống hòa bình, bạo loạn lật đổ phức tạp, vẫn còn những kẻ thù chưa từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta. Do vậy mõi người dân Việt Nam cần am hiểu cần phát huy truyền thống văn hóa dựng nước và giữ nước của dân tộc nhân lên nhiều hơn nữa lòng yêu nước voứi quyết tâm thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước không chịu làm nô lệ như lời chủ tich Hồ Chí Minh khẳng định. Mỗi học sinh cần học tập tốt để rèn luyện than thể, phát huy hơn nữa sức mạnh của dân tộc Viêt! Phải luôn tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc. Để tìm hiểu rõ hơn, sâu hơn về những tiến trình lịch sử của dân tộc ta từ thuở sơ khai dựng nước đến những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm hùng tráng. Xin mời các thầy cô và các bạn học sinh đến thư viện trường tham khảo một số cuốn sách: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1884, Thế thứ các triều vua Việt Nam, Việt Nam những sự kiện lịch sử 1858 – 1918, Việt Nam những sự kiện lịch sử 1919 – 1945,…