“ Nhật kí Đặng Thùy Trâm” là một cuốn sách hay và ý nghĩa và đã được dựng thành phim “ Đừng đốt”. Khi đọc cuốn sách này tôi rất ấn tượng với lời của sĩ quan thông dịch n nói với Fred Whitehurstch- một lính Mỹ khi anh ta định đốt cuốn nhật kí đi: “ Anh đừng đốt vì trong ấy đã có lửa rồi”
Các bạn thân mến! Thời chống Mỹ đã từng có một người con gái tên là Đặng Thùy Trâm, tác giả của những dòng nhật ký mà lớp 11A9 muốn giới thiệu đến các bạn. Họ thuộc về một lớp người đặc biệt trong đời sống tinh thần của xã hội ta.
Sau năm 1945 họ có mặt trong công cuộc chiến đấu chống Mỹ, từ những năm đầu tiên họ là những người thuộc thế hệ nữ thanh niên đầu tiên, được đào tạo theo tinh thần cuộc sống:”Mới gian khổ mà hào hùn làm sao”.
Tốt nghiệp ĐH năm 1966, Đặng Thùy Trâm xung phong đi khá xa vào tận Đức Phổ,Quãng Ngãi. Ở đó chị làm công việc đặc trưng của một người phụ nữ trong chiến tranh là phụ trách một bệnh viện huyện, chị đi với niềm tin chiến thắng. Đó là niềm tin mang đầy thánh thiện, họ lao vào chiến tranh, lúc đó không phải vì nghĩa vụ mà còn là niềm ao ước, là niềm vinh dự mà họ cảm thấy phải dành cho bằng được, những trang nhật ký của chị đầy xúc động lòng người, tái hiện từng chi tiết cuộc chiến tranh khốc liệt của nhân dân ta, trong những năm đầu thời kì kháng chiến chống Mỹ. Với cách viết nhật ký chân thành, mộc mạc, đầy nhiệt huyết kháng chiến của người con gái tri thức, chân yếu tay mềm đã chinh phục được người lính bên kia chiến tuyến, phải cứu bằng được nhật ký trong khói lửa đạn bom, họ muốn nói tới cái sự việc từng ám ảnh họ một thời gian dài. Người bác sĩ này đã đứng ra cầm súng bảo vệ cho những thương binh và đã ngã xuống như một người lính vừa rời tay súng. Trong vai trò một nữ bác sĩ chị luôn yêu thương mọi người, chia sẻ niềm vui với mọi người, đau với nỗi đau của người bệnh, chăm sóc thương binh hết lòng.
“ Nhật ký Đặng Thùy Trâm” đã trở thành cuốn sách nổi tiếng, không chỉ được tác giả Việt Nam đón nhận như một biểu tượng sáng ngời về đức hy sinh, về tình yêu tổ quốc của người phụ nữ Việt Nam. Mà ảnh hưởng cuốn sách đã vượt qua biên giới, với sự cảm hóa mạnh mẽ vì những trang nhật ký của chị thấm đẫm tình đồng chí, đồng đội, tình yêu Tổ quốc. Chị vào chiến trường miền Nam phục vụ với phương châm của lớp thanh niên thời đó “ Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Những lúc khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nổi, thì chị lại ngồi tâm sự cùng cuốn nhật ký. Nó như một người bạn để chị giải bày vượt qua.
Chính những dòng tâm sự của chị đã làm cảm động đến thắt lòng và nhắc nhở mỗi chúng ta là thế hệ mai sau phải sống thế nào cho xứng đáng với sự hi sinh mất mát của họ. Chúng ta là những thế hệ con cháu được thừa hưởng cuộc sống hòa bình độc lập. Được sống, học tập và rèn luyện dưới mái trường thân thiện của xã hội chủ nghĩa, thì những dòng nhật ký kể trên rất cần thiết với chúng ta, nó như một động lực thúc đẩy giúp chúng ta phải cố gắng học tập và rèn luyện để xây dựng tổ quốc ngày một văn minh hiện đại, xứng đáng với sự mất mát hy sinh của đó. Cuốn sách “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” sẽ mang đến cho các bạn những dòng cảm xúc trào dâng mãnh liệt nhất và nhiều bài học quý giá về cuộc đời, sự hy sinh và tinh thần lạc quan. Chúng ta hãy cùng đọc và suy ngẫm nhé!